Trẻ em là đối tượng dễ mắc bệnh lý sâu răng nhất, bởi trẻ nhỏ chưa thể ý thức được việc vệ sinh răng miệng sao cho sạch. Điều này luôn khiến cho các bà mẹ lo lắng.
Dấu hiệu sâu răng
Men răng của trẻ thường yếu hơn, dễ bị tấn công và bào mòn bởi các acid hơn so với khi trưởng thành, đặc biệt là trẻ còn răng sữa.
Bình thường sâu răng ở trẻ em có tốc độ phát triển tương đối chậm, mất khoảng từ 2 đến 4 năm để ăn sâu từ bề mặt lớp men răng đến lớp ngà răng. Khoảng từ 6 tháng cho đến 1 năm (hoặc có khi 2 năm) đầu thì bệnh thường tiến triển mà không tạo lỗ trên bề mặt răng. Có thể chỉ là những đốm trắng đục hoặc nâu trên mặt nhai hoặc ở kẽ giữa hai răng. Do đó mọi người thường không nhận thấy. Khi lỗ sâu còn nông thì không đau. Chỉ đến khi lỗ sâu lớn, ăn vào lớp ngà răng thì mới thấy đau với cường độ nhẹ. Răng bị sâu sẽ ê buốt khi có kích thích nóng lạnh, chua ngọt, khi lỗ sâu tiến sát tủy răng thì tủy răng sẽ bị viêm, bệnh nhân bị đau tủy răng từng cơn.
>>> Xem thêm : phương pháp nhổ răng số 8
Giải quyết nỗi lo sâu răng ở trẻ em !!!
Các bà mẹ nên nhớ, cả trăm lần search google cũng không bằng 1 lần thăm khám tại 1 địa chỉ nha khoa uy tín.Khi phát hiện sâu răng ở trẻ em các bậc phụ huynh nên đưa bé đến nha khoa để thăm khám , nghe bác sĩ tư vấn về tình hình răng miệng hiện tại của bé.Khi trẻ bị sâu răng hay gặp bất cứ vấn đề gì về răng miệng cũng nên được điều trị sớm. Mục tiêu quan trọng là ngừa bệnh sâu răng ở trẻ em, nhưng nếu đã bị sâu răng thì cần điều trị càng sớm càng tốt dù là sâu răng sữa.
Khi nhổ răng sâu bác sĩ thường sẽ làm sạch răng miệng sau đó trám chất trám răng cho bé để ngăn vết sâu răng tái phát, tuy nhiên chúng ta nên tạo cho bé thói quen vệ sinh răng miệng thường xuyên để các răng khác không bị sâu và tránh các bệnh răng miệng.
Chúc bạn sức khỏe !!!
Nguồn : http://nhorangantoan.com
0 nhận xét Blogger 0 Facebook
Đăng nhận xét